Phần mềm kế toán sản xuất miễn phí dùng thử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngày 22/02/2022
Phần mềm kế toán là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0; ngoài việc cung cấp chính xác và nhanh chóng các yêu cầu về số liệu, sổ sách cho cấp quản lý hoặc cơ quan thuế thì đối với với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất. Phần mềm kế toán sản xuất có hỗ trợ tính giá thành sản phẩm, đơn hàng hoặc công trình… sẽ giúp doanh nghiệp theo sát tình hình sản xuất để kịp thời điều chỉnh và phân bổ chi phí sản xuất hợp lý hơn.
Phần mềm kế toán sản xuất thì trước tiên phải phù hợp với nhu cầu cụ thể của đơn vị và cung cấp nhanh, chính xác các thông tin quan trọng theo thời gian thực.
Nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán sản xuất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các công ty trong ngành sản xuất phải lưu giữ hồ sơ về nguyên liệu đầu vào, các dây chuyền sản xuất đang vận hành, chi phí xử lý và giá bán sản phẩm. Nếu không có phần mềm kế toán sản xuất để đáp ứng các yêu cầu quản lý kế toán về chi phí và các báo cáo dự báo thì doanh nghiệp không thể đánh giá tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm của mình, quyết định xem dòng sản phẩm nào mang lại lợi nhuận cao hoặc hoạt động sản xuất nào cần được sắp xếp lại hợp lý hơn.
Để có thể lựa chọn phần mềm phù hợp với tình hình tài chính tại các công ty sản xuất, doanh nghiệp cần xem xét nhiều khía cạnh khác nhau cả về tình hình của đơn vị dự định triển khai lẫn năng lực, kinh nghiệm và uy tín của nhà cung cấp phần mềm.
Doanh nghiệp phải hiểu rõ vị trí và nhu cầu hiện tại của mình để quyết định những điều kiện / yêu cầu cần thiết của một phần mềm kế toán sản xuất phù hợp.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME): các công ty có 50 nhân viên trở xuống nên chọn phần mềm kế toán sản xuất không quá phức tạp, tương lai vẫn có khả năng mở rộng và tích hợp với các phần mềm quản lý khác.
- Doanh nghiệp lớn: các công ty có hơn 200 nhân viên trở lên nên chọn phần mềm ERP đặc thù, phần mềm có thể hiệu chỉnh hoặc bổ sung tính năng theo các yêu cầu quản trị của doanh nghiệp nên chi phí đầu tư ban đầu sẽ cao hơn so với các phần mềm đóng gói trên thị trường.
Tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán sản xuất
Hầu hết các phần mềm kế toán sản xuất đều bao gồm các tính năng như: quản lý hàng tồn kho, theo dõi bán hàng, quản lý tiền lương, báo cáo thuế và quản lý ngân sách.
Một phần mềm kế toán sản xuất ưu việt và theo sát tình hình sản xuất của doanh nghiệp thì cần có các tính năng sau:
- Lập và quản lý kế hoạch sản xuất.
- Quản lý định mức nguyên vật liệu.
- Khai báo tỷ lệ hao hụt và tự động tính toán giá trị hao hụt nguyên vật liệu.
- Theo dõi tiến độ, thống kê sản lượng sản xuất trong kỳ.
- Tự động tính giá thành sản phẩm, công trình.
- Hệ thống báo cáo chuyên biệt cho sản xuất như báo cáo về nhu cầu vật tư, báo cáo thống kê sản lượng sản xuất theo nhiều tiêu chí (ca, lệnh, tổ / đội, máy móc, … ), báo cáo tỷ lệ hỏng / hủy / phế phẩm, báo cáo trạng thái lệnh / kế hoạch sản xuất. Các cảnh báo như thiếu hụt vật tư, cảnh báo tiêu hao vượt định mức, …
- Có khả năng tích hợp / liên kết với các phần mềm khác như: quản lý bán hàng, quản lý nhân sự, …
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đặt thêm nhiều câu hỏi trước khi lựa chọn một phần mềm hoặc đơn vị cung cấp phần mềm kế toán sản xuất:
- Doanh nghiệp muốn sử dụng phần mềm theo hướng Online hay Offline?
- Doanh nghiệp có bộ phận IT riêng để xử lý lỗi (nếu có) trên máy chủ đặt dữ liệu hay không?
- Doanh nghiệp có đang tìm kiếm một phần mềm kế toán sản xuất có thể tích hợp / liên kết với phần mềm quản trị hiện có tại doanh nghiệp hay không?
Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin từ các diễn đàn kế toán, lời khuyên từ các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán sản xuất. Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần lắng nghe ý kiến tham khảo từ bộ phận IT của mình cho các vấn đề liên quan đến máy móc, công nghệ.
Xem thêm: Các phần mềm kế toán
VC.Trường