Trợ cấp thôi việc và cách hạch toán trợ cấp thôi việc

Ngày 17/07/2020

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người lao động được người sử dụng lao động chi trả trong một số trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động.

Trợ cấp thôi việc khác với trợ cấp mất việc, trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Người lao động nhận được trợ cấp thôi việc trong những trường hợp nào, cách tính trợ cấp thôi việc, hạch toán trợ cấp thôi việc như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hạch toán trợ cấp thôi việc 2020

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc và trợ cấp thất nghiệp

Đầu tiên, cần phân biệt các khoản tiền người lao động được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động. Có ba loại trợ cấp lần lượt là:

Trợ cấp thôi việc, được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, là khoản trợ cấp người lao động nhận được do chấm dứt Hợp đồng lao động một cách hợp pháp. Khoản trợ cấp này do người sử dụng lao động chi trả.

Trợ cấp mất việc, được quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2012, là khoản trợ cấp người lao động nhận được do người sử dụng lao động chủ động chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn. Khoản trợ cấp này do người sử dụng lao động chi trả.

Trợ cấp thất nghiệp, được quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013, là khoản trợ cấp người lao động nhận được do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc làm việc. Khoản trợ cấp này do Quỹ bảo hiểm quốc gia chi trả.

Trong giới hạn bài viết này, mình chỉ phân tích các trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc, cách tính cũng như cách hạch toán trợ cấp thôi việc. Hai khoản trợ cấp còn lại sẽ được phân tích trong các bài viết sau.

Những đối tượng nào được nhận trợ cấp thôi việc?

Quy định về các trường hợp nhận trợ cấp thôi việc đề cập trong Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ/CP, phân biệt các điều kiện về người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) được tóm tắt theo bảng dưới đây.

  Người lao động

Người sử dụng lao động

Căn cứ pháp luật
Điều kiện - Làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.    

- Hết hạn Hợp đồng lao động (HĐLĐ).

- Hoàn thành các công việc theo HĐLĐ.

- Đạt thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

- Bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ.

- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.

- Đạt thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

- Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2012.

- Điều 39 Bộ luật Lao động 2012.

NLĐ không được nhận trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp

- Chấm dứt HĐLĐ và đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và đủ tuổi nhận lương hưu.

- Bị xử lý kỷ luật hoặc sa thải.

- Đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.

- Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã (trường hợp này NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc)

- Điều 187 của Bộ luật Lao động

- Điều 125, Điều 38 Bộ luật Lao động 2012.

- Điều 44, Điều 45 Bộ luật Lao động 2012.

 

Mức trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?

Công thức tính mức hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 lương tháng bình quân theo HĐLĐ (6 tháng liền kề) x thời gian làm việc (tính tròn năm)

 

Trong đó

  • Lương tháng bình quân theo HĐLĐ được quy định tại Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, bao gồm
  Mức lương Phụ cấp lương Các khoản bổ sung khác
Căn cứ - Khoản 1 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH - Điểm a Khoản 2 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH - Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH
Bao gồm

- Mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương.

- Mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

 

- Theo thỏa thuận trong HĐLĐ, nhằm bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động.

- Là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ.

- Được trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương

Loại trừ   - Các khoản phụ cấp và bổ sung khác gắn với quá trình làm việc hoặc kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

 

  • Thời gian làm việc được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP được tính như sau
Thời gian làm việc Thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ* Trừ (-) Thời gian NLĐ đã tham gia BHTN** Trừ (-) Thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc trước đó
 

- Tổng thời gian làm việc thực tế theo tất cả các HĐLĐ liên tiếp mà NLĐ đã ký với NSDLĐ.

- Thời gian NLĐ được cử đi học.

- Thời gian NLĐ nghỉ hưởng chế độ (ốm đau, thai sản, điều trị phục hồi chức năng lao động,… ).

- Thời gian nghỉ việc hàng tuần, nghỉ hưởng nguyên lương (Điều 110, 111, 112, 115, 116 của Bộ luật Lao động 2012).

- Thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn.

- Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân và được NSDLĐ trả lương.

- Thời gian nghỉ việc, ngừng việc không do lỗi của NLĐ.

- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo Điều 129 của Bộ luật Lao động 2012.

- Thời gian NSDLĐ đã đóng BHTN theo đúng quy định.

- Thời gian đã được NSDLĐ chi trả (khoản tiền tương đương với khoản BHTN) chung với kỳ trả lương.

 

(*) Tính tròn năm là 12 tháng, nếu lẻ dưới 6 tháng thì tính làm ½ năm, nếu lẻ từ 6 tháng trở lên thì tính tròn 1 năm.

(**) NLĐ chỉ nhận trợ cấp thôi việc trên số năm không đóng BHTN.

 

Các trường hợp thực tế thường gặp khi tính trợ cấp thôi việc

Trường hợp Mức lương Thời gian làm việc
TH1. NLĐ đã ký nhiều HĐLĐ liên tiếp, nhưng sau đó đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc bị sa thải, kỷ luật. - Lương tháng bình quân theo HĐLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng - Tổng thời gian tất cả các HĐLĐ không tính HĐLĐ cuối cùng trừ (–) Thời gian đã đóng BHTN
TH2. NLĐ ký HĐLĐ với doanh nghiệp, hợp tác xã trước và sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách. - Lương tháng bình quân theo HĐLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng - Tổng thời gian tất cả các HĐLĐ trước và sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách trừ (–) Thời gian đã đóng BHTN

 

Thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc

Thời hạn chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ được quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 và hướng dẫn tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP. Theo đó thời gian chi trả không được quá 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

Tuy nhiên, trong hai trường hợp sau, thời gian chi trả kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ:

  • NSDLĐ (không phải là cá nhân) chấm dứt hoạt động.
  • Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc dịch bệnh.

Cách hạch toán trợ cấp thôi việc

Khác với việc trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được hướng dẫn tại Thông tư 180/2012/TT-BTC, theo Công văn 3016/TCT-CS, Tổng cục thuế khẳng định:

“Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, doanh nghiệp chỉ được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, không có quy định cho phép doanh nghiệp trích trước vào chi phí hoặc trích lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc.”

Thay vào đó, Doanh nghiệp đưa kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động trong kỳ của NSDLĐ (Theo Khoản 6 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và Khoản 7 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP). Đây là khoản chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

  • Trong kỳ, khi tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ, hạch toán
    • Nợ TK 641, 642
    • Có TK 334
  • Khi thanh toán cho người lao động, hạch toán
    • Nợ TK 334
    • Có TK 111, 112

Ngoài ra, cần lưu ý trích thuế TNCN cho khoản trợ cấp này (nếu vượt mức quy định của Bộ luật Lao động).

Khấu trừ thuế TNCN đối với trợ cấp thôi việc

Theo điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản trợ cấp thôi việc, mất việc được tính thuế TNCN như sau:

  • Nếu khoản trợ cấp thôi việc đúng với mức quy định nêu ở phần 3, NLĐ không bị tính thuế TNCN.
  • Nếu khoản trợ cấp thôi việc cao hơn mức quy định thì NLĐ phải đóng thuế TNCN cho phần chênh lệch. Tùy thời điểm chi trả (trước/sau khi chấm dứt hợp đồng) mà NSDLĐ tính mức thuế TNCN cho phần chênh lệch này theo biểu lũy tiến hay toàn phần.
    • Nếu chi trả trước khi chấm dứt HĐLĐ: NSDLĐ tổng hợp tất cả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của NLĐ, từ đó trích khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến.
    • Nếu chi trả sau khi chấm dứt HĐLĐ, nếu khoản chênh lệch lớn hơn 2 triệu đồng thì thực hiện trích khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%.

Đến đây, hi vọng đã giải đáp được phần nào các thắc mắc về trợ cấp thôi việc và cách hạch toán trợ cấp thôi việc mà Doanh nghiệp thường gặp phải.

NTT.Hà

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)