Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định theo thông tư 200 và thông tư 133
Ngày 11/01/2022 - NTT.Hà
Biên bản bàn giao tài sản cố định được quy định tại Thông tư 200 và Thông tư 133 nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp, tặng, biết, viện trợ, góp vốn, …. và được đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên hoặc theo hợp đồng góp vốn, …
Lưu ý rằng Biên bản bàn giao tài sản cố định không được sử dụng trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc trường hợp kiểm kê phát hiện thừa, thiếu TSCĐ.
Biên bản bàn giao tài sản số định là căn cứ để giao nhận và ghi tăng TSCĐ cũng như các sổ kế toán liên quan.
Biên bản bàn giao tài sản cố định theo thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC
Trong biên bản bàn giao tài sản cố định cần ghi rõ tên đơn vị, hoặc phải có đóng dấu của đơn vị, nằm ở phía góc trái của biên bản. Biên bản cần phải có thời gian rõ ràng: ngày, tháng, năm phải khớp với hóa đơn mua tài sản cố định.
Quyết định số bao nhiêu trong việc mua tài sản, trang thiết cố định, từ đó mới lập biên bản giao nhận tài sản. Trong dòng quyết định số cần ghi rõ số, ngày, tháng, năm trong việc thu mua.
Lưu ý:
- Biên bản giao nhận TSCĐ là một phần trong bộ hồ sơ Ghi tăng TSCĐ (hoặc bàn giao TSCĐ), đơn vị cần phải lập hội đồng bàn giao và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết.
- Biên bản giao nhận TSCĐ được lập cho từng TSCĐ hoặc nhiều TSCĐ có cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị bàn giao.
- Sau khi bàn giao thì các thành viên trong hội đồng cùng ký vào biên bản.
- Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập thành 2 bản giao cho 2 bên giao nhận và được lu7uta5i phòng kế toán cùng với các chứng từ khác trong bộ hồ sơ bàn giao.
=>> Tìm hiểu thêm: Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 133
Mẩu 01 - TSCĐ. Biên bản bàn giao TSCĐ
Ghi rõ thông tin người đại diện, bao gồm: tên, chức vụ.
- Cột A,B: Cần ghi rõ số thứ tự cũng như tên của tài sản cố định.
- Cột C,D: Ghi rõ số hiệu và nước sản xuất của tài sản cố định đó.
- Cột 1: Ghi năm sản xuất.
- Cột 2: Tại đây, bạn cần ghi năm bắt đầu sử dụng tài sản cố định.
- Cột 3: Dựa vài giấy chứng nhận xuất xưởng để ghi công suất tài sản.
- Cột 4: Đây là cột dành để ghi giá mua, giá mua tức là giá mua trước thuế chưa có chi phí vận chuyển.
- Cột 5,6,7: Những chi phí hình thành nên tài sản cố định sẽ được ghi ở cột 5,6,7.
- Cột 8: Ghi tài sản cố định nguyên giá = Cột 4+5+6+7.
- Cột E: Là phần ghi chép những tài liệu kỹ thuật, tại đây có kèm theo tài sản cố định khi được bàn giao.
Bảng kê phụ tùng kèm theo: đây là bảng liệt kê các số liệu phụ tùng và các dụng cụ đồ nghề kèm theo khi bàn giao.