Sửa Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Quy định rõ hơn về miễn thuế để tạo tài sản cố định

Ngày 31/05/2018

Để quy định rõ các dự án đầu tư được ưu đãi là những dự án nào, đảm bảo thống nhất, rõ ràng các quy định và cách áp dụng về nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư..., tại dự thảo sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi, bổ sung Điều 14 về miễn thuế hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Quy định về thuế TSCD

Chưa được quy định đầy đủ

Theo phân tích của ban soạn thảo, pháp luật đầu tư quy định đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư (gồm dự án đầu tư thuộc ngành ưu đãi đầu tư hoặc đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; Dự án có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ cao- Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP). Đồng thời, pháp luật về đầu tư cũng quy định nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư (khoản 2 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP).

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP mới chỉ có quy định ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo pháp luật về đầu tư mà chưa quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư theo pháp luật về đầu tư nên trong quá trình thực hiện còn phát sinh vướng mắc do cách hiểu về nguyên tắc áp dụng đầu tư còn khác nhau.

Trong đó, đối với 3 đối tượng ưu đãi đầu tư là “Dự án có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ cao” đều có gắn với các tiêu chí cụ thể nhưng tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và Nghị định 134/2016/NĐ-CP đều chưa có quy định về việc xác định các tiêu chí này như thế nào để áp dụng ưu đãi thuế.

Trước đây, Bộ Tài chính đã có công văn số 4678/BTC-CST ngày 7/4/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Tại công văn này, Bộ Tài chính đã đề xuất nội dung hướng dẫn tại dự thảo Thông tư (nay là Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP - PV). Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét sửa đổi Nghị định số 118/2015/NĐ-CP cho phù hợp. Đến nay Nghị định số 118/2015/NĐ-CP chưa được sửa đổi, bổ sung, do vậy cần thiết phải quy định chi tiết tại dự thảo Nghị định để thuận lợi trong thực hiện.

Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể hơn

Với những phân tích trên, ban soạn thảo Nghị định sửa đổi đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 4 Điều 14 về miễn thuế hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.

Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 1 Điều 14 quy định hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm:

”a) Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư.

b) Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

c) Dự án có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư và thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

d) Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên (không bao gồm lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng).

đ) Dự án đầu tư của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ cao.

e) Ưu đãi miễn thuế nhập khẩu quy định tại điểm b, c, d khoản này không áp dụng đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô”.

Bổ sung thêm một khoản quy định về cơ sở xác định đối tượng được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 14:

Trước đây, khi triển khai xây dựng Thông tư số 83/2016/TT-BTC ngày 17/6/2016 hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Tài chính đã có công văn số 4678/BTC-CST ngày 7/4/2016 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc trong hướng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2015/NĐ-CP do pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và pháp luật về đầu tư không tương đồng và công văn số 14678/BTC-CST ngày 18/10/2016 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về đầu tư, kinh doanh. Tại cả 2 công văn này, Bộ Tài chính đã nêu rõ các vướng mắc về ưu đãi thuế nhập khẩu đối với Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; Xử phạt đối với trường hợp dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên và dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên đã được hưởng ưu đãi thuế nhưng sau đó không đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi; Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Đồng thời, tại công văn số 4678/BTC-CST, Bộ Tài chính cũng đề xuất cụ thể phương án giải quyết 3 vướng mắc nêu trên để xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo chuyển cho Bộ Kế hoạch và Đầu nghiên cứu tổng hợp sửa đổi Nghị định số 118/2015/NĐ-CP nhưng đến nay Nghị định số 118/2015/NĐ-CP chưa được sửa đổi. Theo đó, để bảo đảm cơ sở pháp lý trong thực hiện, tại dự thảo Nghị định đã bổ sung một khoản quy định về cơ sở xác định đối tượng được miễn thuế theo quy định của pháp luật đầu tư theo đúng nội dung đã đề xuất tại công văn số 4678/BTC-CST.

Nguồn: Báo Hải Quan

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)