Dự thảo chi tiết khung giá tính Thuế Tài nguyên

Ngày 07/06/2016

Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính vừa hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn về khung giá tính Thuế tài nguyên cho các nhóm, loại tài nguyên theo Luật thuế Tài Nguyên 45/2009/QH12 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

Dự thảo chi tiết khung giá tính Thuế Tài nguyên của Bộ Tài Chính

Quy định rõ 2 mức giá

Theo dự kiến, dự thảo sẽ quy định khung giá tính thuế đối với các loại tài nguyên: Khoáng sản kim loại; khoáng sản phi kim loại; sản phẩm của rừng tự nhiên; nước thiên nhiên; yến sào thiên nhiên; hải sản tự nhiên.

Cơ quan soạn thảo cho biết, trong phụ lục ban hành kèm theo dự thảo thông tư quy định mức giá tính thuế tài nguyên cao nhất và thấp nhất. Trong đó, mức cao nhất được lấy theo mức giá lớn nhất trong chuỗi giá trị phổ biến của loại tài nguyên khai thác hoặc sản phẩm tài nguyên của nhóm các tỉnh có tài nguyên chủ đạo, tài nguyên có phẩm cấp, chất lượng cao.

Giá tính thuế lớn nhất này được cộng thêm 30% để đảm bảo giá tài nguyên khi biến động tăng trong 1 khoảng nhất định thì Bộ Tài chính chưa phải ban hành thông tư điều chỉnh lại khung giá và đảm bảo giá của địa phương được chọn nằm trong khung giá; khi biến động tăng 20% địa phương chủ động trong việc điều chỉnh bảng giá tính thuế tài nguyên.

Cơ quan soạn thảo cũng cho biết, mức giá nhỏ nhất được lấy giá tính thuế tài nguyên theo mức giá phổ biến trung bình của loại tài nguyên khai thác hoặc sản phẩm tài nguyên của 63 UBND tỉnh/thành phố.

Bên cạnh đó, đối với các địa phương có các giá trị giá tính thuế tài nguyên không phổ biến, có sự khác biệt lớn so với chuỗi giá trị phổ biến (quá lớn hoặc quá nhỏ): Yêu cầu các địa phương có giá đó giải trình, hoặc cần thiết sẽ tiến hành khảo sát. Trường hợp giải trình của địa phương phù hợp, sẽ quy định trường hợp đặc thù, nhưng không đưa vào khung giá chung.

Trường hợp giải trình của địa phương không thuyết phục, không đủ căn cứ thì giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ bị loại khỏi khung giá. Các địa phương bắt buộc phải ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính ban hành.

Trường hợp giá tài nguyên chỉ có tại 1 địa phương (không có sự so sánh giá), giá quy định tại khung giá: Giá sàn lấy theo giá tại địa phương đó; giá trần tính toán theo biên độ tăng 20% so với giá sàn.

Cách thức xác định mức giá một số loại khoáng sản

Theo cơ quan soạn thảo, để xây dựng được các mức giá tính thuế tài nguyên cụ thể, bên cạnh trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đồng thời khảo sát thực tế tại một số địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản và tổng hợp, phân tích bảng giá tính thuế tài nguyên của 63 tỉnh, thành phố.

Đối với tài nguyên than antraxit được phân cấp theo chất lượng than, mức giá này được tham khảo bảng giá tính thuế tài nguyên tại tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang. Mức giá dựa trên giá của Quảng Ninh, do sự phân bố tài nguyên than ở Quảng Ninh là chủ đạo với trữ lượng lớn, chất lượng than cao hơn so với khu vực Thái Nguyên, Bắc Giang.

Đối với vàng kim loại, cơ quan soạn thảo đã tham khảo giá của Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Nam, thị trường trao đổi vàng bạc trong nước và sàn giao dịch trực tuyến: Hiện nay, giá vàng 9999 thế giới dao động trong khoảng từ 30 - 35 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 800 triệu đồng/kg - 933,33 triệu đồng/kg, do vậy cơ quan soạn thảo đề xuất khung giá từ 770 triệu đồng/kg - 1 tỷ đồng/kg (giá trần 1 tỷ đồng – dự kiến giá lên đến gần 40 triệu đồng/lượng).

Đặc biệt, đối với bạc, bạc kim loại, hiện nay do bảng giá tại các tỉnh không quy định giá tính thuế tài nguyên đối với quặng bạc nên cơ quan soạn thảo không có cơ sở để đề xuất khung giá tính thuế đối với quặng bạc, trong quá trình xin ý kiến nếu địa phương có ý kiến nội dung này, cơ quan soạn thảo sẽ khảo sát để đưa vào khung giá.

Nước khoáng đóng chai, đóng hộp theo giá bán trên thị trường hiện nay bình nước khoáng loại 19l không bao gồm vỏ bình các thương hiệu: Lavie, Vital, Tiền Hải, Kim Bôi, Cúc Phương, Vĩnh Hảo... dao động trong khoảng 50.000 đồng đến 55.000 đồng/bình, tương đương 2,6 triệu đồng – 2,89 triệu đồng/m3. Đây là giá bán đến tay người tiêu dùng, do vậy khung giá tính thuế đối với loại tài nguyên này được cơ quan soạn thảo đề xuất trong khoảng 1 triệu – 1,65 triệu đồng (giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh Long An - thương hiệu Lavie, Hưng Yên năm 2016 quy định 1,65 triệu đồng/m3).

Ngoài ra, các loại nước khác như nước thiên nhiên đóng chai, đóng hộp; nước dùng sản xuất bia, nước giải khát; nước khoáng dùng để tắm, trị bệnh..., nước dùng sản xuất, sinh hoạt được quy định theo giá bình quân phổ biến của cả nước.

Đối với nhóm loại tài nguyên đá quý, đá bán quý: Bảng giá tính thuế tài nguyên của 63 tỉnh, thành phố không có giá chi tiết của các loại tài nguyên đá quý, đá bán quý mà chỉ có UBND tỉnh Yên Bái quy định theo diện tích đất khai thác đá quý là 3 tỷ đồng/ha/năm, UBND tỉnh Thanh Hóa quy định giá trúng thầu.

Nguồn: Báo Hải Quan

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)