Sự khác nhau giữa hai khái niệm Kế toán thuế và Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Ngày 16/06/2020

Công việc của kế toán thuế và kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có nhiều điểm khác nhau về tính chất công việc, kiến thức chuyên môn cũng như những kỹ năng mềm liên quan, …Cụ thể ra sao, bài viết này sẽ cung cấp một cách nhìn tổng quan để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

kế toán thuế và kế toán nội bộ

Kế toán thuế

Trong doanh nghiệp, bên cạnh một kế toán nội bộ cùng xử lý các vấn đề liên quan tới hóa đơn, chứng từ các giao dịch kinh tế phát sinh thì cần có một kế toán thuế vững chuyên môn và luật thuế. Kế toán thuế là người chuyên thực hiện xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thuế cho doanh nghiệp, có thể thuê ngoài hoặc tuyển dụng riêng nhân viên kế toán thuế.

Kế toán thuế đóng vai trò là cầu nối, liên kết giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Thông qua công việc của kế toán thuế, nhà nước có thể quản lý được nền kinh tế dễ dàng hơn và giúp cho doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách ổn định, thực hiện báo cáo thuế đúng, tuân thủ minh bạch, rõ ràng theo quy định của nhà nước .

Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần lập tờ khai thuế môn bài để nộp thuế môn bài.
  • Tập hợp hóa đơn và chứng từ phát sinh để theo dõi.
  • Cuối tháng, lập báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện nộp thuế cho cơ quan nhà nước.
  • Mỗi quý, làm các báo cáo thuế của quý, gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân, báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo qui định.

Trách nhiệm của kế toán thuế:

  • Làm việc trực tiếp với cơ quan thuế khi có phát sinh yêu cầu công việc.
  • Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn giá trị gia tăng với bảng kê đầu vào, đầu ra. Kiểm tra hóa đơn đầu vào bằng cách đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
  • Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn để nộp báo cáo cho cơ quan thuế.
  • Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng nộp ngân sách, tình hình hoàn thuế của doanh nghiệp.
  • Phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu sổ sách, số liệu báo cáo thuế giữa các cơ sở, giữa báo cáo và quyết toán.
  • Lập hồ sơ ưu đãi đối với các dự án đầu tư mới, đăng ký mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
  • Hàng tháng in và đóng chứng từ báo cáo thuế của công ty.
  • Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế giá trị gia tăng theo thời gian, thứ tự số quyển, không để thất thoát, hư hỏng.
  • Kiểm tra, đối chiếu biên bản nhận, trả hàng để điều chỉnh doanh thu, báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
  • Cập nhật kịp thời các thông tin về sự thay đổi của Luật thuế, các Thông tư, Nghị định mới ban hành có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là người thực hiện các công việc nội bộ theo yêu cầu của ban giám đốc, tập hợp các chứng từ phát sinh thực tế, bao gồm cả những phát sinh liên quan đến thanh toán nhưng không có hóa đơn / chứng từ. Sau đó, kế toán nội bộ cần tổng hợp lại để đưa ra báo cáo về tình hình hoạt động thực tế theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Các công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp: kế toán nội bộ sẽ phải ghi chép lại các hoạt động phát sinh thực tế hàng ngày của doanh nghiệp, có thể cụ thể hóa như sau:

  • Lập phiếu thu, phiếu chi, quản lý quỹ tiền mặt (nếu kiêm thủ quỹ), cân đối các chi phí văn phòng.
  • Tập hợp dữ liệu để theo dõi chi phí, bao gồm cả các chi phí có hóa đơn chứng từ và không có hóa đơn chứng từ.
  • Giao dịch ngân hàng: Nộp, rút tiền mặt, ủy nhiệm chi, làm các hồ sơ giải ngân vay vốn.
  • Lập các báo cáo về công nợ phải thu, phải trả, theo dõi công nợ và tình hình thanh toán hoặc đòi nợ đúng hạn.
  • Theo dõi các khoản liên quan đến bảo hiểm.
  • Lập phiếu nhập, phiếu xuất, lên báo cáo nhập xuất tồn hàng hóa thực tế theo kỳ báo cáo.
  • Chấm công, tính lương, thanh toán lương, theo dõi hợp đồng lao động (đối với 1 số doanh nghiệp sẽ có thêm bộ phận nhân sự đảm trách việc chấm công và quản lý hợp đồng lao động).
  • Hằng ngày, kiểm tra hóa đơn đầu vào, đầu ra, nhập liệu vào phần mềm kế toán.
  • Tổng hợp số liệu và báo cáo khi có yêu cầu và hỗ trợ kịp thời cho kế toán tổng hợp, kế toán thuế.
  • Kiểm soát doanh thu, chi phí để đảm bảo các khoản doanh thu, chi phí đã được ghi nhận đúng.
  • Kiểm tra số lượng hàng hoá cũng như chủng loại, mẫu mã, phụ kiện đi kèm, giá bán và thời hạn thanh toán.
  • Kiểm soát nội bộ, giám sát mọi hoạt động liên quan đến tài chính của công ty, chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, TSCĐ, kiến nghị sửa chữa, mua sắm mới khi cần.

Ngoài ra, kế toán nội bộ có thể được giao nhiệm vụ thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Qua đó làm căn cứ để đưa ra những tư vấn cho giám đốc điều hành về các quyết định của doanh nghiệp.

VC.Trường

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)