Kế toán Nội bộ - Cái khó ló cơ hội?
Ngày 11/11/2019
Vừa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn đã có định hướng cho sự nghiệp của mình? Nếu bạn quan tâm đến kế toán nội bộ, nhưng còn băn khoăn về trách nhiệm và khả năng thăng tiến của công việc này, hãy để Kế toán 1A cung cấp thêm cho bạn một vài thông tin hữu ích nhé.
Khái niệm kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ hay còn gọi là kế toán quản trị là người làm công tác kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán nội bộ có trách nhiệm ghi chép, kiểm tra và theo dõi các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, tập hợp các chứng từ thu - chi (bao gồm cả các khoản chi không có hóa đơn), cung cấp thông tin lãi – lỗ thực tế của doanh nghiệp cho người quản lý để ra các quyết định về quản trị.
Kế toán nội bộ có thể bao gồm nhiều nhân viên ở nhiều bộ phận khác nhau như: kế toán quỹ, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, … nhưng không gồm kế toán thuế.
Khác nhau giữa kế toán thuế và kế toán nội bộ
Kế toán thuế có thể là nhân viên toàn / bán thời gian hoặc nhân viên thuê ngoài của công ty.
Kế toán thuế có trách nhiệm hạch toán các chứng từ phát sinh hợp lệ, cân đối sổ sách để lập và nộp các báo cáo thuế như báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế GTGT, quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN, báo cáo tài chính năm, …
Kế toán thuế sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan thuế, nộp thuế hoặc lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh. Ngoài ra, kế toán thuế cũng kết hợp với kế toán nội bộ để đối chiếu số liệu cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mà vẫn tuân thủ quy định của nhà nước.
Khác với kế toán thuế, kế toán nội bộ lại thường làm việc toàn thời gian ở công ty.
Kế toán nội bộ phải thu thập và hạch toán đầy đủ các chứng từ phát sinh của doanh nghiệp gồm cả chứng từ có và không có hóa đơn. Từ đó, lập các báo cáo thực tế, phản ánh chính xác tình hình thu - chi của doanh nghiệp, giúp người quản trị dễ dàng hoạch định chiến lược phát triển công ty.
Với các doanh nghiệp lớn thì kế toán nội bộ thường là tên gọi chung cho kế toán ở từng bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận đảm nhận 1 vai trò khác nhau. Ví dụ như với kế toán tiền lương thì công việc cụ thể là quản lý hợp đồng lao động, xây dựng quy chế tính lương thưởng, trả lương cho nhân viên, quản lý các khoản phải nộp theo lương như BHYT, BHXH, …
Mức lương và cơ hội thăng tiến của kế toán nội bộ
Kế toán nội bộ còn ít kinh nghiệm hoặc mới tốt nghiệp thì có thể nhận công việc là kế toán một bộ phận với mức lương dao động từ 5 – 8 triệu / tháng. Đây là giai đoạn khởi đầu, tuy nhiên mọi kinh nghiệm được tích lũy ở giai đoạn này là đòn bẩy cho sự nghiệp kế toán của bạn bước lên những nấc thang cao hơn.
Mức lương sẽ tăng dần theo số năm kinh nghiệm và thời gian mà bạn gắn bó với doanh nghiệp. Thường thì sau khoảng 3 năm làm việc, bạn sẽ tích lũy đủ kiến thức và trình độ chuyên môn để làm kế toán tổng hợp. Mức lương hiện nay của một kế toán tổng hợp vào khoảng 10 – 30 triệu/tháng.
Khi bạn tích lũy đầy đủ kinh nghiệm kế toán của các bộ phận, cộng thêm sự am hiểu về luật thuế hiện hành và khả năng quản lý, hãy sẵn sàng cho một chức vụ cao hơn là kế toán trưởng. Kế toán trưởng là đầu tàu của phòng kế toán, là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán và tham mưu cho ban lãnh đạo. Ý kiến của bạn ở doanh nghiệp rất được coi trọng, và dĩ nhiên thu nhập cũng vì thế mà tăng lên rất nhiều. Ở nhiều doanh nghiệp, mức lương của kế toán trưởng có khi lên đến 100 triệu / tháng.
Mức lương trên chỉ là con số tham khảo ở các trang tuyển dụng vào thời điểm hiện tại. Dĩ nhiên, doanh nghiệp sẽ trả lương cho một kế toán nội bộ dựa vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động và quy mô của chính doanh nghiệp, khối lượng công việc được giao.
Làm kế toán nội bộ bằng phần mềm Kế toán 1A
Làm kế toán cho doanh nghiệp không phải là việc đơn giản để ai cũng làm được. Tuy nhiên, nếu đã có kiến thức chuyên ngành, lại được hỗ trợ bằng phần mềm kế toán, thì hẳn là bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho gia đình, bản thân hoặc kiếm thêm thu nhập từ nghề tay trái.
Phần lớn doanh nghiệp đều muốn quản lý kế toán trên 2 loại sổ riêng biệt là sổ thuế và sổ nội bộ, do các khoản chi thực tế không phải khi nào cũng kèm theo chứng từ hợp lệ. Phần mềm Kế toán 1A hỗ trợ bạn quản lý cả 2 loại sổ trên mà không phát sinh thêm chi phí.
Hơn thế nữa, phần mềm Kế toán 1A có chức năng Thêm chứng từ hàng loạt giữa các cơ sở dữ liệu, đây là một bước cải tiến đáng kể nhằm hỗ trợ tối đa công việc kế toán tại doanh nghiệp. Thông thường, với 2 sổ sách riêng biệt thì mọi nghiệp vụ bạn đều phải nhập lại 2 lần, nhưng với chức năng trên thì bạn chỉ cần nhập 1 lần mà thôi. Ví dụ, bạn nhập 20 chứng từ ở dữ liệu nội bộ, nhưng chỉ có 15 chứng từ hợp lệ để khai báo thuế, thì thao tác bạn cần làm chỉ là chọn chuyển 15 chứng từ đó từ dữ liệu nội bộ sang dữ liệu thuế và ghi sổ. Tham khảo thao tác thực tế trên phần mềm tại đây.
>>>Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Với những chia sẻ từ Kế toán 1A, hi vọng bạn đã hiểu thêm về công việc của một kế toán nội bộ để vững tin hơn và thành công với lựa chọn của mình. Đừng quên chia sẻ cảm nhận của bạn với chúng tôi tại www.ketoan1a.com hoặc https://www.facebook.com/phanmemketoan1a/.
LT.Thái