Cách xác định và kê khai thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất
Ngày 08/03/2023
Thuế GTGT nhập khẩu có vai trò và mục đính rất quan trọng trong nền kinh tế. Do đó, việc hiểu biết quy định và cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là rất cần thiết đối với Doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về thuế GTGT hàng nhập khẩu trong bài viết này nhé.
Thuế GTGT là gì? Thuế GTGT hàng nhập khẩu là gì?
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu và là một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đây là thuế người tiêu dùng phải chịu và được các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh … thu và nộp vào ngân sách nhà nước thông qua việc cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Theo anh Lợi bên dây điện chia sẻ: Hãy dùng phần mềm kế toán 1a để đảm bảo tính chính xác.
Thuế GTGT hàng nhập khẩu là một loại thuế trực tiếp được áp dụng cho các hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế GTGT hàng nhập khẩu được tính trên giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu, tức là giá trị hải quan cộng với thuế nhập khẩu và các khoản phí khác liên quan đến việc nhập khẩu. Thuế GTGT hàng nhập khẩu là nguồn thu ngân sách và là công cụ điều tiết chính sách thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Một số khái niệm liên quan đến Thuế GTGT nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu
Là hàng hóa được chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới hoặc các khu vực có chức năng tương tự.
Người nộp thuế
Là tổ chức hoặc cá nhân sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT trong nước và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Người nộp thuế có thể là người nhập khẩu trực tiếp hoặc người ủy thác nhập khẩu.
Tỷ lệ GTGT áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu
Tùy theo từng loại hàng hóa mà thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu có thể là 0%, 5%, 10% hoặc các trường hợp đặc biệt khác.
- Hàng hóa chịu thuế 0%: những hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán vào khu phi thuế quan. Ví dụ như hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ, nông sản, …
- Hàng hóa chịu thuế 5%: những hàng hóa được áp dụng mức thuế suất ưu đãi khi nhập khẩu như nước sạch, quặng để sản xuất phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, …
- Hàng hóa chịu thuế 10%: mức thuế suất thông thường được áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
- Các trường hợp đặc biệt khác:
- Hàng hóa miễn thuế hoặc không chịu thuế GTGT: hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), hàng nhập tái xuất, hàng nhập khẩu để xử lý cho nước ngoài.
- Hàng hóa chịu tỷ lệ thuế đặc biệt: hàng hóa có tính chất đặc biệt như các loại xa xỉ phẩm cần điều tiết sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng do có ảnh hưởng tiêu cực đến con người nhưng không thể cấm. Ví dụ như các chế phẩm từ cây thuốc lá, rượu bia có nồng độ cồn lớn hơn 10 độ, xe ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500m3 trở lên.
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế GTGT nhập khẩu:
Là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Bộ hồ sơ liên quan đến Thuế GTGT nhập khẩu bao gồm
- Tờ khai hải quan
- Giấy nộp tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu như:
- Bản sao hóa đơn VAT của người bán
- Bản sao chứng từ thanh toán
- Bản sao giấy tờ liên quan đến việc xuất - nhập - kiểm tra - kiểm soát - thông quan.
- Nếu có yêu cầu hoàn thuế GTGT nhập khẩu nộp thừa hoặc nộp nhầm, cần có thêm:
- Công văn đề nghị xác nhận số thuế GTGT đã nộp thừa, nộp nhầm
- Bảng kê chi tiết số thuế GTGT đã nộp thừa, nộp nhầm
Cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)) x % thuế suất thuế GTGT |
Trong đó
Giá tính thuế là giá phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, có thể được xác định dựa trên giá CIF hoặc FOB.
- Giá CIF là giá mua đã bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I)
- Giá FOB là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I)
Thuế nhập khẩu = Giá CIF x % Thuế nhập khẩu
Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế xuất thuế TTĐB
Ví dụ
Công ty nhập 1000 cây xì gà, giá CIF là 100$/cây. Các loại thuế mặt hàng xì gà phải chịu bao gồm thuế nhập khẩu 40%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 70% và thuế GTGT là 10%. Tỷ giá USD/VND là 24.000 đồng.
Giá tính thuế = 1000 x 100$ x 24.000 = 2.400.000.000 đồng
Thuế nhập khẩu = 2.400.000.000 x 40% = 960.000.000 đồng
Thuế tiêu thụ đặc biệt = (2.400.000.000 + 960.000.000) x 70% = 2.352.000.000 đồng
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (2.400.000.000 + 960.000.000 + 2.352.000.000) x 10% = 571.200.000 đồng
>>>Có thể bạn quan tâm: Phần mềm in hóa đơn GTGT
Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ
- Nợ TK 156 – Nguyên vật liệu
- Nợ TK 211 – Hàng hóa
- Nợ TK 214 – Công cụ dụng cụ
- Nợ TK 213 – Tài sản cố định hữu hình
- Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Có TK 3332 – Thuế TTĐB hàng nhập khẩu (nếu có)
- Có TK 3333 – Thuế BVMT hàng nhập khẩu (nếu có)
- Có TK 3312 – Thuế NK
Khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB hàng nhập khẩu (nếu có)
- Nợ TK 3333 – Thuế BVMT hàng nhập khẩu (nếu có)
- Nợ TK 3312 – Thuế NK
- Có TK 111 – Tiền mặt
- Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Khi kê khai và khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Nợ TK 1331 - Thuế GTGT phải nộp (13311)
- Có TK 33312 - Thuế GTGT được khấu trừ
Nếu có yêu cầu hoàn thuế GTGT nộp thừa hoặc nộp nhầm
- Khi được xác nhận số thuế nộp thừa, nộp nhầm:
- Nợ các TK tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
- Có các TK doanh thu bán hàng hoặc dịch vụ
- Nợ các TK tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
- Khi được NSNN trả lại bằng tiền
- Nợ các TK tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
- Có TK 711 - Thu nhập khác
- Nợ các TK tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng
Cách hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu bằng Phần mềm kế toán 1A
Bước 1. Lập hóa đơn mua hàng
Nhập thông tin ĐVTT là loại ngoại tệ và tỷ giá theo tờ khai.
Nhập đơn giá bán bằng ngoại tệ.
Bước 2. Nhập thuế nhập khẩu
Chọn thẻ Thuế nhập khẩu trên hóa đơn mua hàng, nhập các loại thuế phát sinh (nếu có). Số tiền thuế là số quy đổi ra VND
- Thuế NK: Thuế nhập khẩu
- Thuế VAT NK: Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Thuế TTĐB: Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế BVMT: Thuế bảo vệ môi trường
Bấm Ghi sổ để phần mềm tự hạch toán cho bạn.
Bước 3. Kê khai thuế
Cuối kỳ, khi tạo các tờ khai thuế phải nộp, phần mềm sẽ tự động hạch toán bút toán khấu trừ thuế GTGT cho bạn.
Qua bài viết này, Kế toán 1A hi vọng đã giải đáp được phần nào các thắc mắc liên quan đến Thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bạn.