Áp dụng kinh nghiệm của bán hàng điện tử vào bán lẻ truyền thống
Ngày 26/01/2018
Các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ kỹ thuật số mà hiện nay các cửa hàng trực tuyến đang áp dụng để theo dõi và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Khả năng theo dõi mọi tương tác người dùng là nhân tố trọng yếu làm nên sự khác biệt to lớn giữa doanh nghiệp thương mại điện tử với cơ sở bán lẻ truyền thống. Bằng cách thu thập và phân tích tương tác khách hàng, các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời phù hợp với sở thích cá nhân.
Các nhà bán lẻ truyền thống, mặc dù không thể áp dụng chính xác các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp thương mại điện tử, nhưng họ vẫn có thể rút ra nhiều bài học giá trị.
Hãy cùng xem xét một số chiến lược mà các cửa hàng bán lẻ có thể học hỏi từ các doanh nghiệp thương mại điện tử thành công.
1. Tạo liên kết khách hàng
Xây dựng một danh sách email là thủ thuật phổ biến của các doanh nghiệp thương mại điện tử để kết nối với khách hàng và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng cách tiếp cận tương tự để chi tiết hóa địa chỉ khách hàng và kết nối với họ. Thông qua phương pháp thu thập số điện thoại hoặc địa chỉ email khách hàng, hãy gửi văn bản và hình ảnh để xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.
Trên thực tế, có tới 98% tin nhắn văn bản gửi đi đã được xem và 90% được đọc trong 3 phút đầu tiên. Bởi vậy, thay vì chờ đợi phản hồi trong vòng 24 giờ như cách thức xưa nay đã từng, bạn có thể đáp ứng gần như lập tức với các khách hàng của mình về tiếp thị qua SMS.
2. Phân đoạn kết nối
Để tận dụng tối đa chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, bạn cần phải nắm bắt cách phân đoạn danh sách liên hệ khách hàng. Gửi nhiều quá sẽ làm cho toàn bộ chiến dịch mất nhất quán.
Với biện pháp phân đoạn, bạn có thể phân loại khách hàng tiềm năng thành các nhóm khác biệt dựa trên hành vi mua sắm, nhờ đó có thể gửi đến những thông báo có mục tiêu và cá nhân hóa.
Một số cách phân loại khách hàng tiềm năng là:
- Nhân khẩu học: Chia danh sách theo nhân khẩu học như vị trí, tuổi tác hoặc giới tính. Nếu bạn không có thông tin nhân khẩu học của khách hàng, vẫn có thể thu thập các thông tin này thông qua các cuộc thi hoặc quà tặng.
- Lịch sử mua hàng: Gửi thông báo tùy chỉnh dựa trên lịch sử mua hàng. Ví dụ: bằng cách hiểu sở thích khách hàng, bạn có thể gửi thông báo cá nhân khi có sự xuất hiện thương hiệu ưa thích của họ.
- Các chương trình khách hàng trung thành: Nếu có chương trình khách hàng thân thiết, bạn có thể gửi thông báo tùy chỉnh để thỏa mãn và thu hút khách hàng trung thành.
3. Tạo lập chương trình khách hàng trung thành
Tất cả mọi doanh nghiệp đều mong muốn nâng cao sự trung thành từ khách hàng và dĩ nhiên đều muốn khuyến khích mua hàng lặp lại. Vậy, hãy thiết lập chương trình khách hàng trung thành cho người tiêu dùng. Các chương trình đó được coi như phần thưởng bạn dành cho khách hàng của mình đồng thời thúc đẩy họ mua hàng thường xuyên hơn.
Doanh nghiệp có thể tạo ra chương trình khách hàng trung thành bằng cách sử dụng một hệ thống điểm đơn giản. Những khách hàng thường xuyên có thể quy đổi phần thưởng bằng cách kiếm điểm thông qua việc mua hàng lặp lại. Phần thưởng có thể là bất cứ thứ gì làm hài lòng khách hàng của bạn, như giảm giá, quà tặng miễn phí,...
Dưới đây là một số cách để khuyến khích mọi người tham gia vào chương trình khách hàng trung thành:
- Giới thiệu các phần thưởng nhỏ như một đề xuất cơ bản.
- Hiển thị so sánh giá bán lẻ và giá tại trụ sở đối với các mặt hàng khác nhau ngay tại cửa hàng.
- Củng cố mô hình so sánh giá tại thời điểm mua hàng và giới thiệu đến khách hàng các lợi ích khác của chương trình khách hàng thân thiết.
- Quảng bá chương trình khách hàng thân thiết thông qua các chiến dịch tiếp thị ở nước ngoài.
Tóm lại, thay vì xem các doanh nghiệp thương mại điện tử là kẻ thù, các nhà bán lẻ truyền thống có thể học hỏi rất nhiều bằng cách kiểm tra các chiến thuật và thực tiễn của các nhà bán lẻ trực tuyến. Hãy lĩnh hội các bài học tùy thời điểm và bắt đầu triển khai nó trên cửa hàng bán lẻ của bạn.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn