Nghị định quy định thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động
Ngày 14/06/2016
Nghị định 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Nghị định này kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; An toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh ...
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người thử việc, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Người sử dụng lao động.
- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Các điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được Nghị định này quy định chi tiết
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: Bổ sung các nguyên tắc kiểm soát, nội dung, cách xác định, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
Khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng: Nghị định phân loại 3 loại tai nạn lao động là tai nạn chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ. Theo đó quy định thời gian và nội dung khai báo tai nạn lao động tương ứng đối với từng loại tai nạn. Nghị định cũng quy định chi tiết việc thành lập Đoàn điều tra về tai nạn lao động, quy trình , thủ tục điều tra có liên quan, trách nhiệm của người sử dụng lao động, chế độ tai nạn lao động đối với người lao động,...
Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù như người cao tuổi, người lao động thuê lại, học sinh, sinh viên, người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, thể dụng thể thao. Khi sử dụng những đối tượng này, người sử dụng lao động cần đáp ứng một số điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động đối với đối tượng thuê lại, hỗ trợ cơ sở giáo dụng, dạy nghế đối với học sinh, sinh viên khi bị tai nạn lao động ...
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nghị định quy định việc tổ chức các bộ phận như An toàn, vệ sinh lao động, Y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở,...
Trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động của các Bộ Ngành có liên quan.
Đồng thời Nghị định 39/2016/NĐ-CP bãi bỏ các quy định
(i) Từ Điều 9 đến Điều 14 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
(ii) Điểm a, b, c Khoản 6 Điều 34 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.
Nguồn: Thư viện pháp luật