Quy định mới về tiền lương và lao động có hiệu lực từ 01/02/2021

Ngày 03/03/2021 - NTT.Hà

Nghị định 145/2020/NĐ/CP ban hành ngày 14/12/2020 và hiệu lực từ tháng 02/2021 có thêm một số quy định mới về tiền lương và lao động đáng chú ý, đặc biệt là các quy định về lao động nữ và quyền bình đẳng giới trong lao động.

quy định mới về lao động và tiền lương năm 2021

Quy định mới về trợ cấp thôi việc, mất việc

Quy định mới loại trừ một số trường hợp người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động (NLĐ) như sau:

  • NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • NLĐ tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động. Các lý do chính đáng được quy định tại khoản 4 Điều 125.

NSDLĐ phải chi trả trợ cấp mất việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11, Điều 34 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc ít hơn 24 tháng thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc tương đương ít nhất 02 tháng tiền lương cho NLĐ.

Xem thêm: Trợ cấp thôi việc và cách hạch toán trợ cấp thôi việc

Chế độ nghỉ phép năm năm 2021

Thời gian làm việc được tính hưởng phép năm

Thời gian làm việc để tính hưởng phép năm được quy định tại Điều 65 cụ thể gồm 10 khoảng thời gian như sau:

  • Thời gian học nghề, tập nghề
  • Thời gian thử việc
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương nếu NSDLĐ đồng ý (cộng dồn không quá 1 tháng/năm)
  • Thời gian nghỉ do tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (cộng dồn không quá 6 tháng/năm)
  • Thời gian nghỉ do ốm đau (cộng dồn không quá 2 tháng/năm)
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản.
  • Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động được tính là thời gian làm việc (trước đây là thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn)
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Trước đây, thời gian bị giam giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội được tính vào thời gian được tính hưởng phép năm, nhưng theo quy định mới thì thời gian này không được tính vào thời gian làm việc tính hưởng phép năm từ năm 2021.

Cách tính ngày phép năm trong trường hợp chưa làm đủ 12 tháng

Đối tượng làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước chưa làm đủ 12 tháng được tính bằng công thức

Số ngày nghỉ trong năm = [(Số ngày nghỉ hàng năm + phụ cấp thâm niên nếu có) / 12 tháng] x Số tháng làm việc thực tế.

Trong đó:

Số ngày nghỉ hàng năm được quy định dựa theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động, cụ thể:

  • 12 ngày đối với công việc trong điều kiện bình thường
  • 14 ngày với lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
  • 16 ngày với lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại.

Với trường hợp người lao động chưa làm đủ tháng thì nếu số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương lớn hơn 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính tròn 1 tháng.

Tính lương cho những ngày chưa nghỉ phép trong trường hợp mất việc, thôi việc.

Tiền lương cho ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm căn cứ vào tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề với tháng NLĐ thôi việc hoặc bị mất việc làm.

Quy định này thay thế cho căn cứ sử dụng mức lương bình quân của 6 tháng trước liền kề hoặc bình quân theo hợp đồng lao động trong toàn bộ thời gian làm việc được quy định trong Bộ luật Lao động 2019.

Quyền lợi của lao động nữ

Lao động nữ được nghỉ trong thời gian hành kinh hoặc nhận thêm tiền nếu không nghỉ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 80 thì lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời gian làm việc, số ngày được nghỉ do hai bên thỏa thuận nhưng không ít hơn 3 ngày/tháng, thời điểm nghỉ do NLĐ thông báo với NSDLĐ.

Trường hợp NLĐ cần linh hoạt hơn thì hai bên tự thỏa thuận để bố trí phù hợp.

Trường hợp NLĐ không có nhu cầu nghỉ và hai bên đồng ý thì NLĐ được hưởng thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ, thời gian này không tính vào thời gian làm thêm của NLĐ.

Lao động nữ được nghỉ thêm giờ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo quy định tại khoản 4 Điều 80 thì lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quyền nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ này được hưởng đủ lương theo Hợp đồng lao động.

Trường hợp NLĐ cần linh hoạt hơn thì hai bên tự thỏa thuận để bố trí phù hợp.

Trường hợp NLĐ không có nhu cầu nghỉ và hai bên đồng ý thì NLĐ được hưởng thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Các quy định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2021./.

 

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)