Kinh nghiệm đọc và kiểm tra báo cáo tài chính dành cho kế toán (Phần 2)

Ngày 16/11/2020

Báo cáo tài chính (BCTC) luôn là báo cáo quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó phản ánh tình hình tài chính của công ty, nêu rõ xu hướng phát triển hoặc các mục tiêu đã đạt được của doanh nghiệp. Tuy vậy, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có các cách tiếp cận, đọc hiểu và kiểm tra BCTC khác nhau. Như với các nhà đầu tư thì sẽ dựa trên các số liệu của BCTC để phân tích ra các chỉ số tài chính (khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, …) nhằm đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Còn riêng với kế toán, kỹ năng kiểm tra BCTC nhanh và chính xác sẽ giúp ích rất nhiều trong việc rà soát báo cáo trước khi nộp cho cơ quan thuế. Hãy cũng phần mềm kế toán 1A tìm hiểu các bước kiểm tra BCTC dành cho kế toán nhé.

Phần 1: Kinh nghiệm đọc và kiểm tra báo cáo tài chính dành cho kế toán

 

cách làm báo cáo tài chính

 

Kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 

Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (LCTT) cho biết doanh nghiệp thực sự kiếm được bao nhiêu tiền và tiêu bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian nhất định. Ở Báo cáo KQKD, doanh thu và lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp ghi nhận ngay khi bán hàng, kể cả chưa nhận được tiền từ khách hàng. Trên thực tế, khách hàng sẽ thanh toán cho doanh nghiệp vào 1 thời điểm nào đó, có thể vài tháng, vài năm.

Tương tự, doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp, mặc dù chưa thanh toán hết tiền nhưng trong kho đã có hàng, hoặc thậm chí là đã được đem bán. Như vậy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ làm rõ hơn các nội dung kể trên, ghi lại dòng tiền vận động trong doanh nghiệp như thế nào. Theo anh Khánh bên dây cáp điện chia sẻ: Hãy dùng phần mềm kế toán 1a để đảm bảo tính chính xác.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày thành 3 phần tương ứng với 3 dòng tiền: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư, và Dòng tiền từ hoạt động tài chính.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền phát sinh trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp, khách hàng, cho người lao động, chi trả lãi vay, và nộp các khoản thuế cho nhà nước… Đây là lượng tiền mặt mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: sẽ liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…)

 

Một số kinh nghiệm khi kiểm tra Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Trên báo cáo LCTT, dòng tiền ra sẽ là 1 con số âm, đi kèm với các từ ngữ như “tiền chi để …”, “… đã trả”. Trong khi đó, dòng tiền vào sẽ được thể hiện bởi các từ ngữ như “tiền thu từ…”, “… nhận được” và về mặt con số sẽ là số dương.
  • Mục “Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư (02)”: Số tiền mua sắm TSCĐ thực chất đã chi ra từ lâu. Trong quá trình sử dụng, tài sản đó được trích khấu hao hàng năm. Như vậy, chi phí khấu hao là có, nhưng không có tiền chảy ra. Do đó, được cộng bổ sung vào Lợi nhuận trước thuế.
  • “Các khoản dự phòng (03)” là chi phí dự phòng được doanh nghiệp trích lập nhưng thực tế là không chi.
  • “Lỗ/(Lãi) chênh lệch tỷ giá… (04)” xuất phát từ việc tỷ giá đồng ngoại tệ thay đổi.
  • “Chi phí lãi vay (06)”: Chi phí lãi vay là dòng tiền ra. Tuy nhiên đã được trừ khi tính lợi nhuận (thể hiện ở chi phí tài chính trên Báo cáo KQKD), nên sẽ được cộng trở lại.
  • Cộng “Lợi nhuận trước thuế (01)” với “Các khoản điều chỉnh (từ 02 đến 06)”, ta được “Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động (08)”.
  • Trong 3 loại dòng tiền, thì loại 2 và 3 có bản chất là tăng ở kỳ hiện tại, giảm ở kỳ tương lai, hoặc ngược lại. Ví dụ: Doanh nghiệp đi vay 10 tỷ thì trong tương lai sẽ phải có khoản trả lại 10 tỷ. Đã có mua mới tài sản thì ắt phải có thanh lý tài sản, …
  • Chỉ tiêu Tiền và tương đương tiền của cuối kỳ trước sẽ bằng với Tiền và tương đương tiền của đầu kỳ sau. Nếu có kỳ nào không bằng thì bạn cần kiểm tra lại số liệu dòng tiền của kỳ đó.

 

Kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính

 

Thuyết minh BCTC cung cấp các thông tin chi tiết rõ ràng hơn về số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

Thuyết minh BCTC sẽ bao gồm những nội dung:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
  • Kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
  • Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng
  • Các chính sách kế toán áp dụng
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Báo cáo KQKD
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trên Lưu chuyển tiền tệ

 

Một số kinh nghiệm khi kiểm tra Thuyết minh báo cáo tài chính:

  • Thông thường, thông tin của doanh nghiệp sẽ không thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, nếu xảy ra một số thay đổi của doanh nghiệp trong năm mà ảnh hưởng đến số liệu BCTC như thay đổi phương pháp tính giá xuất kho, thay đổi phương pháp khấu hao tài sản, … thì bạn cần phải ghi nhận và giải trình trong thuyết minh BCTC. 
  • Bạn cần nắm doanh nghiệp mình đang hoạt động trong ngành nghề gì? Vì mỗi ngành nghề khác nhau, thì các con số trên BCTC sẽ có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất sẽ phải đầu tư nhà xưởng, máy móc, … thì tài sản cố định sẽ lớn. Trong khi, đối với một doanh nghiệp bán lẻ thì các khoản phải thu sẽ ít, và hàng tồn kho có thể cao. Như vậy, nếu có thay đổi gì về số liệu so với năm trước thì bạn cũng có thể dễ dàng nắm bắt và giải thích trong thuyết minh rõ ràng hơn.

 

Trên đây là các kinh nghiệm chắt lọc được của phần mềm kế toán 1A qua nhiều năm triển khai phần mềm và kiểm tra BCTC cho rất nhiều khách hàng của mình. 1A hiểu được để có được một bộ BCTC hoàn chỉnh và chính xác, kế toán cần phải thực hiện rất nhiều công việc. Vì vậy, phần mềm kế toán 1A đang ngày càng được phát triển và cải tiến tính năng như có tính năng cảnh báo âm kho, âm quỹ; tự động tính chênh lệch tỷ giá; tự động phân loại ngắn hạn/dài hạn các khoản phải thu, phải trả; tự động tính số liệu BCTC; … nhằm mục đích có thể giảm thiểu công việc kiểm tra và đối chiếu của kế toán nhưng vẫn đảm bảo BCTC của công ty bạn chính xác và hoàn chỉnh.

Để được tư vấn rõ hơn về phần mềm kế toán 1A, bạn có thể liên hệ số 028 3848 9975 vào các giờ hành chính ngày làm việc trong tuần. Nhân viên hỗ trợ của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!

 

NTB.Liên

 

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)