Cách làm và kiểm tra báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Ngày 05/11/2020 - NTT.Hà

Hiện nay, quy trình làm báo cáo tài chính theo thông tư 133 và thông tư 200 đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Nhờ các công cụ kiểm tra dữ liệu và lập báo cáo tài chính của phần mềm kế toán, kế toán thậm chí chỉ mất chưa đến 1 giờ để hoàn thành bộ báo cáo tài chính.

Tuy nhiên, để có một bộ báo cáo tài chính “không tỳ vết”, kế toán cũng nên trang bị cho những kiến thức cơ bản để tự tin khi nộp bộ báo cáo tài chính cho Doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu cách làm và kiểm tra bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133 trong bài viết này nhé.

cách lập báo cáo tài chính theo thông tư 133

Bộ báo cáo tài chính theo Thông tư 133 gồm những gì?

Bộ báo cáo tài chính theo Thông tư 133 gồm các báo cáo:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01a-DNN hoặc B01b-DNN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.
  • Bảng cân đối số phát sinh.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp/ gián tiếp (không bắt buộc mà khuyến khích nộp)

Theo Thông tư 133, các báo cáo này được lập dựa theo các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết của tài khoản trong năm tài chính.

Với các báo cáo tài chính được lập bằng Phần mềm kế toán 1A, kế toán hoàn toàn có thể dựa vào theo Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra kết quả báo cáo tài chính đã lập. (Nếu bạn chưa biết cách lập báo cáo tài chính trên phần mềm kế toán 1A, hãy tham khảo bài viết này).

Số liệu lên Báo cáo tài chính được tính như sau:

  • Bảng cân đối số phát sinh: dựa theo đối ứng Nợ - Có phát sinh trong kỳ. (Cách kiểm tra số liệu Bảng cân đối phát sinh được mô tả chi tiết tại đây)
  • Báo cáo tình hình tài chính: Số dư Nợ/Có cuối kỳ của các tài khoản đầu 1, 2, 3 và 4. Cụ thể, trừ các trường hợp tài khoản điều chỉnh (229, 214, 352), phần Tài sản bao gồm Số dư Nợ cuối kỳ, phần Nguồn vốn bao gồm các Số dư Có cuối kỳ.
  • Báo cáo kết quả Hoạt động kinh doanh: Đối ứng phát sinh giữa các tài khoản đầu 5,6,7,8 với Tài khoản 911.

Cách lập báo cáo tình hình tài chính theo thông tư 133

A. Cách lập báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01a-DNN) và công thức

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: …………………………...
Mẫu số B01a - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tại ngày... tháng ... năm ...
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính: ...

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4 5
TÀI SẢN        
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110   Nợ cuối kỳ (NCK) của TK 111, 112, 1281 (các khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng), 1288 (các khoản tương đương tiền)  
II. Đầu tư tài chính 120   121 + 122 + 123 + 124  
1. Chứng khoán kinh doanh 121   NCK của TK 121  
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 122   NCK của TK 1281,1288 (trừ các khoản đã liệt kê trong Mã số 110)  
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 123   NCK của TK 228  
4. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính (*) 124   Có cuối kỳ (CCK) của TK 2291, 2292 (ghi số âm)  
III. Các khoản phải thu 130   131 + 132 + 133 + 134  + 135 + 136  
1. Phải thu của khách hàng 131   NCK của TK 131  
2. Trả trước cho người bán 132   NCK của TK 331  
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 133   NCK của TK 1361  
4. Phải thu khác 134   NCK của TK 1288 (phải thu về cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141  
5. Tài sản thiếu chờ xử lý 135   NCK của TK 1381  
6. Dự phòng phải thu khó đòi (*) 136   CCK của TK 2293 (ghi số âm)  
IV. Hàng tồn kho 140   141 + 142  
1. Hàng tồn kho 141   NCK của TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157  
2. Dự phòng giảm giả hàng tồn kho (*) 142   CCK của TK 2294 (ghi số âm)  
V. Tài sản cố định 150   151 + 152  
- Nguyên giá 151   NCK của TK 211  
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 152   CCK của TK 2141, 2142, 2143 (ghi số âm)  
VI. Bất động sản đầu tư 160   161 + 162  
- Nguyên giá 161   NCK của TK 217  
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 162   CCK của TK 2147 (ghi số âm)  
VII. XDCB dở dang 170   NCK của TK 241  
VIII. Tài sản khác 180   181 + 182  
1. Thuế GTGT được khấu trừ 181   NCK của TK 133  
2. Tài sản khác 182   NCK của TK 242, 333  
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 200   110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160 + 170 + 180  
         
NGUỒN VỐN        
I. Nợ phải trả 300   311 + 312 + 313 + 314 + 315 + 316 + 317 + 318 + 319 + 320  
1. Phải trả người bán 311   CCK của TK 331  
2. Người mua trả tiền trước 312   CCK của TK 131  
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313   CCK của TK 333  
4. Phải trả người lao động 314   CCK của TK 334  
5. Phải trả khác 315   CCK của TK 335, 3368, 338, 1388  
6. Vay và nợ thuê tài chính 316   CCK của TK 341, 4111 (cổ phiếu ưu đãi)  
7. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 317   CCK của TK 3361  
8. Dự phòng phải trả 318   CCK của TK 352  
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 319   CCK của TK 353  
10. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 320   CCK của TK 356  
II. Vốn chủ sở hữu 400   411 + 412 + 413 + 414 + 415 + 416 + 417  
1. Vốn góp của chủ sở hữu 411   CCK của TK 4111  
2. Thặng dư vốn cổ phần 412   CCK của TK 4112 (Hoặc ghi số âm NCK của TK 4112)  
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413   CCK của TK 4118  
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414   NCK của TK 419 (ghi số âm)  
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415      
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416   CCK của TK 418  
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417   CCK của TK 421 (Hoặc ghi số âm NCK của TK 421)  
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 500   300 + 400  
   

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

B. Cách lập báo cáo tình hình tài chính (Mẫu B01b-DNN) theo công thức

Do mẫu B01b-DNN là mẫu báo cáo trình bày theo dạng ngắn hạn và dài hạn nên:

  • Trước khi lập báo cáo kế toán cần phải phân loại chi tiết NGẮN & DÀI HẠN đối với chi tiết của các tài khoản tài sản và công nợ.
  • Yếu tố ngắn và dài hạn được giới hạn trong 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. (Ngắn hạn < 12 tháng, Dài hạn > 12 tháng)
  • Khi phân loại Ngắn hạn và Dài hạn, cần ghi nhớ:
    • Với các tài khoản vay, đầu tư, ..: xét theo kỳ hạn còn lại đến ngày đáo hạn.
    • Với các khoản công nợ phải thu: xét theo kỳ hạn thu hồi còn lại hoặc thời gian nhận được tài sản, dịch vụ với các khoản trả trước cho người bán.
    • Với các khoản công nợ phải trả: xét theo thời hạn thanh toán hoặc thời hạn cung cấp tài sản, dịch vụ với các khoản người mua trả tiền trước.
    • Với các khoản hàng hóa tồn kho: xét theo thời gian luân chuyển.
Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: …………………………...
Mẫu số B01b - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Tại ngày... tháng ... năm ...
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính: ...

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4 5
TÀI SẢN        
TÀI SẢN NGẮN HẠN 100   110+120+130+140+150  
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110   Nợ cuối kỳ (NCK) của TK 111, 112, 1281 (các khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng), 1288 (các khoản tương đương tiền)  
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120   121 + 122 + 123  
1. Chứng khoán kinh doanh 121   NCK của TK 121  
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh(*) 122   Có cuối kỳ (CCK) của TK 2291 (ghi số âm)  
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn 123   NCK của TK 1281,1288 (trừ các khoản đã liệt kê trong Mã số 110)  
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130   131 + 132 + 133 + 134 + 135  
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131   NCK của TK 131  
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 132   NCK của TK 331  
3. Phải thu ngắn hạn khác 133   NCK của TK 1288 (chi tiết cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.  
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 134   NCK của TK 1381  
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 135   CCK của TK 2293 (ghi số âm)  
IV. Hàng tồn kho 140   141 + 142  
1. Hàng tồn kho 141   NCK của TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157  
2. Dự phòng giảm giả hàng tồn kho (*) 142   CCK của TK 2294 (ghi số âm)  
V. Tài sản ngắn hạn khác 150   151 + 152  
1. Thuế GTGT được khấu trừ 151   NCK của TK 133  
2. Tài sản ngắn hạn khác 152   NCK của TK 242, 333  
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200   210 + 220 + 230 + 240 + 250 + 260  
VI. Các khoản phải thu dài hạn 210   211 + 212 + 213 + 214 + 215  
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211   NCK của TK 131  
2. Trả trước cho người bán dài hạn 212   NCK của TK 331  
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213   NCK của TK 1361  
4. Phải thu dài hạn khác 214   NCK của TK 1288 (chi tiết cho vay), 1368, 1386, 1388, 334, 338, 141.  
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 215   CCK của TK 2293 (ghi số âm)  
VII. Tài sản cố định 220   221 + 222  
- Nguyên giá 221   NCK của TK 211  
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 222   CCK của TK 2141, 2142, 2143 (ghi số âm)  
VIII. Bất động sản đầu tư 230   231 + 232  
- Nguyên giá 231   NCK của TK 217  
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 232   CCK của TK 2147 (ghi số âm)  
IX. XDCB dở dang 240   NCK của TK 241  
X. Đầu tư tài chính dài hạn 250   251 + 252 + 253  
1. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 251   NCK của TK 228  
2. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (*) 252   CCK của TK 2292 (ghi số âm)  
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn dài hạn 253   NCK của TK 1281, 1288  
XI. Tài sản dài hạn khác 260   NCK của TK 242, 333  
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 300   100 + 200  
         
NGUỒN VỐN        
C - NỢ PHẢI TRẢ 400    410 + 420  
I. Nợ ngắn hạn 410   411 + 412 + 413 + 414 + 415 + 416 + 417 + 418  
1. Phải trả người bán ngắn hạn 411   CCK của TK 331  
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 412   CCK của TK 131  
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 413   CCK của TK 333  
4. Phải trả người lao động 414   CCK của TK 334  
5. Phải trả ngắn hạn khác 415   CCK của TK 335, 3368, 338, 1388.  
6. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 416   CCK của TK 341  
7. Dự phòng phải trả ngắn hạn 417   CCK của TK 352  
8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 418   CCK của TK 353  
II. Nợ dài hạn 420   421 + 422 + 423 + 424 + 425 + 426 + 427  
1. Phải trả người bán dài hạn 421   CCK của TK 331  
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 422   CCK của TK 131  
3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 423   CCK của TK 3361  
4. Phải trả dài hạn khác 424   CCK của TK 335, 3368, 338, 1388  
5. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 425   CCK của TK 341, 4111  
6. Dự phòng phải trả dài hạn 426   CCK của TK 352  
7. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 427   CCK của TK 356  
D - VỐN CHỦ SỞ HỮU 500   511 + 512 + 513 + 514 + 515 + 516 + 517  
1. Vốn góp của chủ sở hữu 511   CCK của TK 4111  
2. Thặng dư vốn cổ phần 512   CCK của TK 4112 (Hoặc ghi số âm NCK của TK 4112)  
3. Vốn khác của chủ sở hữu 513   CCK của TK 4118  
4. Cổ phiếu quỹ (*) 514   NCK của TK 419 (ghi số âm)  
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 515      
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 516   CCK của TK 418  
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 517   CCK của TK 421 (Hoặc ghi số âm NCK của TK 421)  
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 600   400 + 500  
   

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

C. Cách kiểm tra báo cáo tình hình tài chính theo thông tư 133

Do bản chất là đối ứng Nợ - Có của các tài khoản nên hầu như khi Bảng cân đối số phát sinh đúng thì Báo cáo tình hình tài chính sẽ đúng. Kế toán cần lưu ý một số trường hợp sau:

  • Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn luôn luôn bằng nhau. Trường hợp Bảng cân đối phát sinh hợp lý nhưng Tổng tài sản khác Tổng nguồn vốn, cần kiểm tra lại các bút toán bất thường trong kỳ.
  • Trường hợp doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ, cần lưu ý Đanh giá chênh lệch tỷ giá cho các khoản có gốc ngoại tệ cuối kỳ (Thể hiện ở Mã số 415)

Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133

A. Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo công thức

Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: …………………………...
Mẫu số B02 - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm ...

Đơn vị tính: ...

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01   Lũy kế phát sinh bên Có (CPS) của TK 511  
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02   Số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng (NPSDU) với Có TK 111, 112, 131  
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10   01 - 02  
4. Giá vốn hàng bán 11   Số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng (CPSDU) với Nợ TK 911  
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20   10 - 11  
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21   Số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng (NPSDU) với Có TK 911  
7. Chi phí tài chính 22   Số phát sinh bên Có của TK 635 đối ứng (CPSDU) với Nợ TK 911  
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23      
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24   Số phát sinh bên Có của TK 642 đối ứng (CPSDU) với Nợ TK 911  
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30   20 + 21 - 22 - 24  
10. Thu nhập khác 31   Số phát sinh bên Nợ của TK 711* đối ứng (NPSDU) với Có TK 911  
11. Chi phí khác 32   Số phát sinh bên Có của TK 811* đối ứng (CPSDU) với Nợ TK 911  
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40   30 - 32  
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50   30 + 40  
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51  

Số phát sinh bên Có của TK 821 đối ứng (CPSDU) với Nợ TK 911

Số phát sinh bên Nợ của TK 821 đối ứng (NPSDU) với Có TK 911 (ghi số âm)

 
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51) 60   50 - 51  
   

 

Lập, ngày ... tháng ... năm ...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

*Lưu ý:  Đối với các giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chỉ lấy giá trị chi tiết TK 711 và TK 811 theo khoản chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ với tổng giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý.

B. Cách kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 133

Trước khi làm báo cáo này, kế toán phải thực hiện đầy đủ các bút toán kết chuyển Doanh thu và lợi nhuận cuối kỳ để đảm bảo số liệu đúng (Các TK đầu 5, 6, 7, 8, 9 không còn số dư cuối kỳ). Theo anh Khánh bên dây cáp điện chia sẻ: Hãy dùng phần mềm kế toán 1a để đảm bảo tính chính xác.

Kiểm tra số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

  • Mã số 60. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng số số dư cuối kỳ TK 4121
  • Mã số 01. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải khớp với Doanh thu trên các tờ khai thuế hàng tháng

Các bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra dữ liệu và tạo nhanh báo cáo tài chính bằng Phần mềm kế toán 1A trong bài viết này.

Chúc các bạn thành công./.

Tiếp theo: Cách làm và kiểm tra báo cáo tài chính theo thông tư 200

XEM THÊM

 

 

Điện thoại hỗ trợ

 

(028) 3848 9975 - Tp. HCM

 

(024) 2324 3668 - Tp. Hà Nội

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)

 
 

 

 

 

Email hỗ trợ

 

support1a@ttsoft.com.vn

 

 

Phần mềm hỗ trợ

 

Teamviewer QS

Ultraviewer Portable

 

 

Logo phần mềm kế toán 1A - Footer

Phần mềm kế toán 1A là thương hiệu đã được đăng ký và thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

 

© Copyright 2004 - 2022 by TTSOFT. All rights reserved.
DMCA.com Protection Status

Công ty cổ phần Thủy Thiên (TTSOFT)

  • Địa chỉ: 12/17 Đào Duy Anh, P9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
  • Điện thoại: (028) 3848 9975 - Fax: (028) 3848 9976
  • Email: contact@ttsoft.com.vn
  • Website: www.ketoan1a.com

Hotline hỗ trợ tại Hà Nội

Tel: (024) 2324 3668

 

Hotline hỗ trợ tại TPHCM

Tel: (028) 3848 9975

 

(07:30 - 12:00 và 13:00 - 17:00)