Chuyển đổi số - Xu hướng và các bước để thực hiện chuyển đổi số tại doanh nghiệp
Ngày 11/05/2021 - VC.Trường
Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm, kiên định với sự thay đổi từ trong nội bộ và len lõi đến từng ngóc ngách của doanh nghiệp, liên tục thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới và học làm quen với thất bại. Chính vì thế, nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số vì không thể nào bỏ được những giá trị cốt lõi.
Xu hướng chuyển đổi số hiện nay
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)
Trong xu thế chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ hiện nay, nếu không sử dụng đầy đủ các công cụ công nghệ kỹ thuật phân tích hiện đại, nhiều dữ liệu khách hàng quý giá sẽ không được thu thập, xử lý và biến thành tài sản có giá trị giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. Phân tích dữ liệu lớn giúp xác định vấn đề, cơ hội và giải pháp kinh doanh của doanh nghiệp mình, cụ thể là khả năng thu thập và xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Có thể nói, phân tích dữ liệu lớn sẽ là một trong những tiêu điểm của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số vào năm 2020, trong bất kỳ ngành và lĩnh vực nào.
Ứng dụng trí tuệ thông minh AI và Machine Learning
AI được chứng minh là một trong những công nghệ cao có tác dụng lớn trong việc cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, tự động hóa các nhiệm vụ. Machine Learning, tự động hóa tác vụ cơ bản và chatbot là những trường hợp sử dụng phổ biến nhất của AI. Trong các dịch vụ tài chính, AI sử dụng các trường hợp để phát hiện gian lận, đầu tư dịch vụ và quy trình tự động phê duyệt khoản vay xác định. Trong bán lẻ, AI được sử dụng cho các ưu đãi và khuyến mãi được cá nhân hóa.
Ứng dụng công nghệ 5G
Với sự tham gia của nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ ứng dụng 5G không chỉ mang đến tốc độ băng thông rộng và nhanh hơn mà mạng di động thêm phần đáng tin cậy hơn. Mạng 5G được xem là chìa khóa để chúng ta đi vào thế giới mạng lưới vạn vật kết nối Internet (loT), trong đó các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ đối tượng và môi trường.
Blockchain
Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là công nghệ “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, Blockchain được sử dụng như là một hình thức tiền điện tử phổ biến, ứng dụng trong các lĩnh vực: thực phẩm, bất động sản, quản lý tài sản, bán lẻ,... Năm 2020 là bước khởi đầu mạnh mẽ cho sự phát triển của nhiều ứng dụng tiềm năng khác trên nền tảng công nghệ Blockchain.
Hệ thống bảo mật tin cậy hơn
Bảo vệ thông tin người dùng là vấn đề quan trọng số một của mọi hệ thống cơ sở dữ liệu. Để thông tin người dùng được an toàn tuyệt đối, các công ty công nghệ dần chuyển sang những hình thức bảo mật tối cao hơn bởi công nghệ hiện đại bậc nhất. Việc bảo mật thông tin trong tương lai sẽ gắn liền với độ uy tín của chính doanh nghiệp.
Các bước thực hiện để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công?
Chuyển đổi số là một hành trình dài và bền bỉ đối với doanh nghiệp. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp sẽ trải qua 6 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp mình là gì
Đồng ý là doanh nghiệp nào cũng cần chuyển đổi số nếu muốn phát triển. Tuy nhiên trước khi bắt tay vào quá trình này, bạn phải biết rõ mục tiêu của doanh nghiệp mình là gì? Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và hiệu quả hơn thay vì chăm chăm áp dụng công nghệ số vào mà không hề biết chúng thực sự mang lại giá trị gì cho mình. Thông thường, các doanh nghiệp thường hướng tới một số mục tiêu sau khi tiến hành quá trình chuyển đổi:
Bước 2: Tìm hiểu kỹ các công cụ hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp
Để quá trình chuyển đổi công nghệ số diễn ra thành công, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu đúng đắn về các yếu tố công nghệ và ứng dụng chúng trong công việc nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động.
Nhìn chung, các công cụ hỗ trợ công nghệ hiện nay khá đa dạng, bao gồm sự kết hợp giữa người và máy, kết nối vạn vật và cả an ninh mạng.
Việc hiểu rõ, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng và gặt hái thành công nhanh hơn trong công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số.
Bước 3: Lựa chọn ứng dụng các công nghệ hỗ trợ phù hợp
Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu, hướng đi chuyển đổi kỹ thuật số khác nhau. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn buộc phải căn cứ trên chính vấn đề của mình để lựa chọn và kết hợp ứng dụng các công nghệ hỗ trợ cho giai đoạn chuyển đổi phù hợp hơn.
Bạn có thể dựa trên các mục tiêu chi tiết như cải thiện trải nghiệm khách hàng, tối ưu quy trình làm việc, thúc đẩy năng suất kinh doanh, nâng cao cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa bộ máy quản lý hoặc bảo mật an ninh mạng... để có những lựa chọn công cụ chuyển đổi số tối ưu nhất.
Bước 4: Làm chủ vòng đời của công nghệ kỹ thuật số
Công nghệ luôn phát triển từng ngày vì vậy mà các dịch vụ kỹ thuật khoa học cũng có vòng đời nhất định. Đừng ảo tưởng rằng bạn chỉ cần lựa chọn công nghệ tốt nhất, ứng dụng nó cho doanh nghiệp mình là xong. Bởi rất có thể, chỉ vài tháng sau hoặc năm sau, giải pháp bạn dùng đã là “lỗi mốt”.
Nói ra điều này không có nghĩa là doanh nghiệp nhất nhất phải chạy theo công nghệ mới. Mà ngược lại, doanh nghiệp cần nắm rõ vòng đời của dịch vụ kỹ thuật mà mình ứng dụng để không ngừng cải thiện và nâng cấp bắt kịp xu hướng, giúp vừa tối ưu chi phí khi chuyển đổi kỹ thuật số vừa gia tăng hiệu quả cho doanh nghiệp.
Bước 5: Tích hợp các công nghệ tiên tiến trong chuyển đổi số
Ngày nay, các doanh nghiệp có xu hướng tích hợp sử dụng các công nghệ tiên tiến bao gồm các dịch vụ ảo hóa và phân tán đến từ các nhà cung cấp tốt nhất thay vì sử dụng một nền tảng nguyên khối tích hợp mọi thứ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng một hệ sinh thái giải pháp đồng bộ cũng được nhiều doanh nghiệp tính đến nhờ khả năng tối ưu chi phí và đấu nối dễ dàng khi chuyển đổi kỹ thuật số.
Tùy vào nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp mà khách hàng sẽ lựa chọn nhóm giải pháp công nghệ khác nhau. Ví dụ, với mục đích chăm sóc và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhóm các giải pháp hỗ trợ về Email automation, CRM, Chat box, ... Ngược lại, với mục đích bảo mật, mã hóa thông tin thì thiết kế website và các giải pháp hạ tầng, bảo mật website lại là lựa chọn của khách hàng.
Bước 6: Đừng quên chuyển đổi số là một hành trình dài không ngừng nghỉ
Cuối cùng, các doanh nghiệp buộc phải nhớ rằng chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Và chuyển đổi kỹ thuật số là cả một hành trình dài và phức tạp giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển.
Việc nóng vội hay chậm trễ trong quá trình này đều có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá đắt. Ngoài ra, cần cân nhắc đến quy mô, mục tiêu, khả năng tài chính, vận hành của bản thân doanh nghiệp để đưa ra lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số an toàn, phù hợp và hiệu quả nhất./.